Cột cờ Lũng Cú không chỉ đẹp hào hùng kiêu hãnh mà còn mang rất nhiều ý nghĩa về lịch sử và địa lý vô cùng đặc biệt. Để khám phá vẻ hào hùng này, và nhiều ý nghĩa lịch sử, chúng ta tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu sơ lược về cột cờ Lũng Cú
Được xây dựng lần đầu vào thời Lý với độ cao 10 mét. Qua nhiều lần trùng tu cột cờ được thay đổi độ cao cũng như kích thước. Cột cờ mang dáng vẻ như hiện tại được dựng theo mô hình cột cờ Hà Nội nhưng kích thước nhỏ hơn. Với hình bát giác, chân cột cờ gắn 8 tấm phù điêu khắc hoạ các giai đoạn lịch sử của dân tộc. Đan xen nét đặc trưng văn hoá của con người nơi đây. Phía trên 8 tấm phù điêu là 8 mặt trống đồng. Như thể hiện biểu tượng văn hoá cổ xưa. Và phần nào truyền tải câu chuyện chiếc trống đồng vang vọng bờ cõi. Chiếc trống đồng mà vua Quang Trung cho đặt tại đỉnh núi thuở xưa.
Phía trên đỉnh cột cờ có treo một lá cờ khổng lồ rộng 54 m2 tượng trưng cho 54 dân tộc Việt Nam anh hùng. Lá cờ được tung bay trên đỉnh núi Lũng Cú lần đầu vào ngày 12/8/1987. Nhìn từ dưới lên, du khách sẽ thấy lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới đầy kiêu hãnh giữa mây trời Hà Giang.
Cột cờ Lũng Cú có gì mà hấp dẫn du khách
Ngắm cảnh đẹp dưới cột cờ Lũng Cú
Từ đỉnh núi, phóng tầm mắt nhìn xuống cảnh vật bên dưới. Bạn sẽ thấy lựa chọn leo lên đây không hề uổng phí. Bạn sẽ thấy bao quát cảnh vật trùng trùng điệp điệp núi non. Một màu xanh tươi mới của thiên nhiên rộng lớn đẹp như tranh vẽ. Có lẽ đây là bức tranh thuỷ mặc đẹp nhất mang nhuệ khí hào hùng của vùng Đông Bắc nước ta.
Và đã leo lên đến tận đây thì cớ nào mà bỏ qua cơ hội được trèo lên đỉnh cột cờ. Theo 140 bậc thang xoắn ốc, du khách sẽ được đứng dưới chân lá cờ tổ quốc thân yêu. Chạm tay vào lá cờ trấn giữ biên cương. Ngắm mây trời lãng đãng, cảm nhận cái không khí lạnh ở trên cao. Nhìn thấy bản làng nép mình trong núi rừng, các thửa ruộng bậc thang thi nhau rực vàng lúa chín. Và còn gì đẹp hơn khi đến đây vào mùa hoa tam giác mạch nở rộ làm bừng sáng cả một góc trời.
Thăm đồn biên phòng nơi tận cùng tổ quốc
Nếu có thời gian hãy ghé thăm đồn biên phòng Lũng Cú. Đồn biên phòng cách cột cờ gần nửa cây số. Các anh, các chú ngày đêm trấn giữ, bảo vệ đường biên giới giáp Trung Quốc. Nếu có cơ hội, có thể nhìn thấy các anh bộ đội biên phòng hực hiện nghi lễ thay lá cờ trên cột cờ Lũng Cú. Hơn hết, đó là ghé đồn biên phòng, thăm những cháu bé có hoàn cảnh éo le ở địa phương. Các bé được các cán bộ biên phòng mang về nuôi nấng, dạy cho cái chữ, lo cho miếng ăn. Để thấm nhuần cái tình người của con người Hà Giang nói chung và các anh bộ đội cụ Hồ nói riêng.
Check in sống ảo tại cột cờ Lũng Cú
Tuy không lộng lẩy xa hoa như bao nhiêu điểm check in sống ảo khác. Nhưng cột cờ này là điểm đánh dấu cho du khách nếu ai đã từng đến noi đây. Chụp ảnh dưới lá cờ Tổ Quốc là niệm tự hào của người dân Việt Nam chúng ta. Bạn nếu chưa lần nào được chụp thì nhớ đến đây làm ngay cho mình một tấm bạn nhé.
Nguồn gốc và lịch sử hình thành cột cờ Lũng Cú
Theo truyền thuyết, đỉnh núi Lũng Cú hay còn gọi là núi Rồng. Vì vậy, cái tên Lũng Cú theo tiếng H’Mông có nghĩa là Long Cư, là vùng đất rồng thiêng lưu lại. Còn theo như sử sách ghi lại. Vào thời vua Quang Trung, nhà vua đã cho đặt một chiếc trống đồng lớn tại đỉnh Lũng Cú. Mỗi canh giờ tiếng trống sẽ được gióng lên thể hiện chủ quyền bờ cõi của nước Việt ta. Từ đó, Lũng Cú cũng được gọi với cái tên Long Cổ, nghĩa là trống của vua. Những truyền thuyết tuy khác nhau. Nhưng đều làm nổi bật lên một quá khứ hào hùng, vùng đất linh thiêng thuận theo trời đất.
Cột cờ Lũng Cú nằm ở đâu?
Cột cờ nằm trên đỉnh núi Lũng Cú, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Có chiều cao 1470 m so với mực nước biển, cách điểm cực bắc của Việt Nam khoảng 2km. Mất khoảng 160km đường núi hiểm trở, quanh co mới từ thành phố Hà Giang đến được cột cờ Lũng Cú.
Giá vé và chi phí tham quan cột cờ Lũng Cú
Cột cờ là điểm tham quan rất được nhiều du khách tìm đến check in. Chi phí cho một lần leo lên chiêm ngưỡng là 20.000 đồng/ người. Đây là một số tiền cực nhỏ để bạn có thể ngắm toàn cảnh Việt Nam chúng ta tươi đẹp. Và nó là cái giá quá thấp để chụp một vài tấm ảnh kỷ niệm đúng không nào?
Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan cột cờ Lũng Cú
Có thể nói mỗi mùa đều mang mỗi vẻ đẹp riêng nên bạn có thể đến đây vào bất cứ mùa nào. Nếu muốn thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên mơn mởn, cây trái tốt tươi thì hãy đến đây vào độ xuân về. Có hoa đào, hoa mận khoe sắc điểm thêm màu vàng hoa cải. Muốn đắm chìm trong khung cảnh những dòng thác đổ đẹp mê hồn thì ghé đến vào những ngày tháng 5. Tháng 6 – tháng 8 khô ráo thích hợp để chinh phục cột cờ Lũng Cú dưới trời rực nắng vàng. Và đến đây từ tháng 9 đến tháng 12 thì tuyệt nhất rồi. Khắp nơi nơi ngập tràn trong hương sắc hoa tam giác mạch. Bản làng rộn rã tổ chức lễ hội hoa thường niên.
Đường đi và phương tiện di chuyển đến cột cờ Lũng Cú
Từ thành phố Hà Giang, ngược hướng đông bắc theo quốc lộ 4C đến được với thị trấn Đồng Văn. Tiếp tục xuôi theo con đường trải nhựa là đến được với xã Lũng Cú. Du khách có thể đi bằng xe khách hoặc thuê xe máy. Để lên đến đỉnh núi, du khách phải bước qua 839 bậc thang được chia làm ba chặn từ dưới chân núi lên đến đỉnh. Ban đầu bước đi có thể hơi vất vả nhưng nhìn lên ngọn cờ thiêng liêng. Một động lực vô hình thôi thúc mỗi người tiếp tục cất bước đi lên.
Ăn gì khi đi tham quan cột cờ Lũng Cú
Thịt trâu gác bếp tại cột cờ Lũng Cú
Đây là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của dân tộc Thái đen. Món thịt này được chế biến từ bắp của những chú trâu, bò. Những con này được nuôi ở nhà và thả rông trên các vùng núi đồi Tây Bắc.
Phở tráng kìm tại cột cờ Lũng Cú
Là loại phở có sợi dài, được ăn chung với nước lèo nấu từ thịt gà và nhiều gia vị riêng. Đặc biệt nổi bật nhất là bột nghệ vàng đem phủ lên trên bề mặt món ăn.
Thắng Cố tại cột cờ Lũng Cú
Thắng cố kết hợp với mùi thơm của thảo quả, hạt dổi và củ sả. Hòa quyện cùng với vị béo ngậy của thịt làm ấm lại không gian giữa tiết trời se lạnh. Đàn ông người Mông đi chợ Đồng Văn đều rất thích được ăn một bát thắng cố, uống vài ngụm rượu với bạn bè. Đây là món đặc sản mà người Mông thường dùng để đãi bạn bè thân thiết của mình.
Bánh cuốn tại cột cờ Lũng Cú
Bánh cuốn Đồng Văn vừa nóng hổi vừa cay cay rất thơi ngon. Đây là món giúp bạn chống chọi lại không khí lạnh ám tỏa ra từ đá núi. Bánh cuốn nóng dùng cùng chén nước lèo ninh xương nóng hổi, ngọt lừ. Bạn chỉ cần khẽ gắp miếng bánh ướt mỏng tang, bên trong ẩn hiện màu đỏ lòng đào của trứng. Chấm chìm trong chén nước tự pha chế, rồi cảm nhận khẩu vị lạ mà khoái khẩu của miền đất tận cùng.
Cơm Lam Bắc Mê tại cột cờ Lũng Cú
Đây là đặc sản nổi tiếng củ vùng Tây Bắc nói chung và Hà Giang nói riêng. Món ăn này đã và đang được rất nhiều du khách gần xa ái mộ. Và họ hay mua về làm quà về mỗi khi tới cao nguyên đá Đồng Văn. Cơm Lam có hương vị ngon, hấp dẫn khó quên du bạn chỉ thưởng thức chúng một lần mà thôi.
Cháo Ấu tẩu tại cột cờ Lũng Cú
Món ăn này được bày bán khắp thị xã Hà Giang. Bạn chỉ cần đến đây kiếm một góc quán và gọi món cháo ấu tẩu. Bạn sẽ cảm nhận đủ các cung bậc mùi vị trong một bát cháo nhỏ. Cháo thơm ngon với nguyên liệu chính là gạo nếp cái hoa vàng trộn với ít gạo tẻ thơm. Cháo được nấu nhuyễn cộng với vị bùi của củ ấu được ninh kỹ và nước hầm chân giò béo ngậy, mùi lá thơm, lá gia vị. Đây là bát cháo đẹp và hấp dẫn nhất từ trước giờ bạn từng ăn. Bởi lẻ nó là sự kết hợp hài hòa giữa gạo, thịt băm, nước xương, rau thơm…
Mèn mén tại cột cờ Lũng Cú
Bắp Ngô sau thu hoạch sẽ được người dân ở đây phân loại. Họ để cả vỏ rồi phơi khô trên gác xếp theo hàng để làm lương thực khô dùng dần. Bắp Ngô khi ăn họ mang ra lấy hạt và xây thành bột. Sau đó họ cho vào chõ đồ lên, rắc thêm chút nước đậy kín. Cuối cùng đặt chõ lên chảo nước đun đến khi thấy mùi thơm tỏa ra là chín.
Xôi ngũ sắc tại cột cờ Lũng Cú
Xôi ngũ sắc là món ăn thuộc về văn hóa lể hội ở Tây Bắc. Nó mang ý nghĩa về quan niệm vũ trụ, triết lý âm dương và ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Nó được gọi là xôi ngũ sắc vì khác với các loại xôi thông thường. Xôi được tạo nên bởi năm loại xôi với năm màu khác nhau. Đó là màu đỏ, màu vàng, màu xanh, màu tím và màu trắng. Đặc sản này được bán rất nhiều tại các phiên chợ ở Hà Giang.
Rêu Đá tại cột cờ Lũng Cú
Nhắc đến rêu chắc các bạn chưa ai dám nghỉ đến đây là món ăn. Ở Cao nguyên đá Đồng Văn rêu đá được coi là đặc sản trong ẩm thực của họ. Các món ăn được chế biến từ rêu đá còn được gọi là quẹ. Rêu đá vừa ngon, vừa bổ, lại có hương vị rất riêng. Món này ngon hay dỡ phụ thuộc rất nhiều vào cách đi tìm rêu. Họ thường chọn những bãi rêu lớn, bởi ở đó rêu vừa nhiều, vừa ngon. Rêu mang về chết biến phải là loại rêu tươi, rửa sạch sẽ chế biến mới được ngon.
Thắng Dền tại cột cờ Lũng Cú
Ngồi giữa trời se lạnh ăn bát thắng dền bên bếp lửa hồng, thật không có gì ấm áp và thú vị bằng. Thắng dềnhấp dẫn nhất ở bát nước dùng, nó được pha bởi hỗn hợp ngọt ngào của đường và nước cốt dừa béo ngậy. Bạn rắc thêm vừng hoặc lạc cho món ăn thêm bùi. Đa số du khách đến đây thích nhất cái vị ngọt béo của nước đường. Thích cái vị cay se se của gừng tươi, vị bùi ngậy của vừng lạc.
Lạp xưởng gác bếp tại cột cờ Lũng Cú
Lạp xưởng gác bếp có mùi của khói bếp. Và có thoảng mùi gừng, mùi rượu, mùi mắc mật thơm một cách đặc biệt. Lạp xưởng hấp dẫn ở chổ vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc, vị béo của mỡ hòa quyện với nhau. Tuyệt vời nhất khi bạn dùng chung với rượu.
Bánh tam giác mạch tại cột cờ Lũng Cú
Hoa tam giác mạch ngoài để ngắm ra nó còn được dùng làm nguyên liệu cho một loại bánh độc đáo. Họ dùng hạt của cây tam giác mạnh sẽ đem phơi khô cho đến khi đủ nắng. Sau đó mang đi xay bằng tay để cho ra mẻ bột thật mịn. Cuối cùng lấy bột nhào cùng nước, đóng thành khuôn rồi đem đi nướng.
Ở đâu khi tham quan cột cờ Lũng Cú
Tại cột cờ không có cơ sở lưu trú, chính vì vậy mà bạn muốn ở lại phải thuê khách sạn nhà nghỉ khu vực lân cận. Nơi đây có hệ thống nhà nghỉ bình dân giá cực kỳ rẻ. Chi phí khoảng 150.000 – 200.000 đồng /1 người. Hoặc bạn có thể lưu trú tại nhà dân với giá khoảng 70.000 – 100.000 đồng 1 người. Các bạn có thể lên google để tìm hiểu đánh giá và giá cả củng như cung cách phục vụ khách sạn nơi đây nhé.
Lưu ý khi đi đến cột cờ Lũng Cú
- Đường đi đến với cột cờ Lũng Cú khá xa, do đó phải lựa chọn thật kỹ phương tiện di chuyển.
- Vì khu vực này khách du lịch ghé thăm rất nhiều nên đường sá được trang hoàng dễ đi hơn trước. Tuy nhiên trong quá trình đến tham quan hãy hết sức cẩn thận.
- Du khách có thể check – in thoải mái nhưng phải phù hợp với địa điểm mang tầm vóc lịch sử. Và đặc biệt không để diễn ra tình trạng viết, vẽ lên cột cờ.